• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
Xác định phương pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là biện pháp phòng bệnh hiệu quả trong điều kiện hiện nay. Trong đó, mô hình chăn nuôi của đồng chí Nguyễn Văn Quyết, ngụ ấp Bình Hòa, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Văn Quyết, ngụ ấp Bình Hòa, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất là Bí thư Chi đoàn  Trường TH-THCS Giồng kè, ngoài việc giảng dạy tại trường anh còn phát triển kinh tế gia đình với mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Anh cho biết, những năm trước đây gia đình anh thường xuyên gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi heo, do chưa chú trọng đến công tác xử lý nước thải, chất thải khiến dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh,… xâm nhập và lây lan gây tổn thất hàng chục triệu đồng. Rút kinh nghiệm, anh Quyết mạnh dạn áp dụng mô hình chăn nuôi nái theo hướng an toàn sinh học nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp thịt, heo sạch cho người tiêu dùng. Hiện nay, anh Quyết nuôi 12 con heo nái sinh sản, mỗi lứa đẻ trung bình 10 con, bán giống từ 2,2 - 2,5 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí lãi hơn 150 triệu đồng/năm. Bên cạnh việc thiết kế chuồng trại thông thoáng, kiểm tra chặt chẽ khu vực chăn nuôi, không để các mầm bệnh như chim, chuột, chó, mèo hay người lạ tiếp xúc gần, anh Quyết còn thực hiện sát trùng, tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ, trang bị quạt thông gió, máy nghe nhạc, hệ thống nước uống tự động. Đồng thời, xây dựng hầm biogas, tận dụng khí gas để làm chất đốt, tiết kiệm chi phí trong sinh hoạt hằng ngày và bảo vệ môi trường.

Anh Nguyễn Văn Quyết với mô hình chăn nuôi an toàn

Với lợi thế đất vườn rộng rãi, anh Quyết tiếp tục đầu tư chuồng trại, làm đệm lót sinh học để chăn nuôi gà nòi lai thương phẩm. Nhờ chủ động được nguồn con giống chất lượng, thức ăn tươi từ các loại rau xanh, cây trồng nên chi phí chăn nuôi giảm, đàn gà phát triển tốt, ít bị bệnh. Với số lượng thả nuôi từ 400-500 con/đợt, sau 3-4 tháng gà đạt trọng lượng từ 1,8kg trở lên, bán với giá dao động từ 75-90 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng/năm. Việc sử dụng đệm lót có khả năng lên men, giúp phân giải chất thải tốt nên chuồng nuôi sạch sẽ, hạn chế mùi hôi, thân thiện với môi trường. Ước tính chi phí ban đầu cho 100m2 đệm lót sinh học chỉ vài triệu đồng, xong có thể sử dụng từ 2-3 năm, sau đó dùng làm phân bón cho các loại cây trồng, anh Nguyễn Văn Quyết, ngụ ấp Bình Hòa, xã Bình Giang bộc bạch.

Có thể nói, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học của anh Nguyễn Văn Quyết, ngụ ấp Bình Hòa, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, làm thay đổi tư duy, thói quen chăn thả, không kiểm soát dịch bệnh của người chăn nuôi. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự phát triển theo hướng ổn định và bền vững rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành chuyên môn ở địa phương.

Với nhiều thành tích trong công tác cũng như phong trào tại địa phương, anh Nguyễn Văn quyết nhận được khen thưởng của nhiều cấp từ tỉnh đến cơ sở, là Gương thanh niên tiên tiến trên các lĩnh vực huyện Hòn Đất năm 2019, Đảng viên trẻ tiêu biểu tỉnh Kiên Giang 2020. Ngoài ra anh còn đạt giải nhất cuộc thi Giải nhất cuộc thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ nhất  năm 2020 do Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức.

 

Trâm Vũ
Số lần đọc: 3255

Tin liên quan