• 1
  • 3
Tỉnh đoàn Kiên Giang - Diễn đàn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Đội TNTP HCM tỉnh Kiên Giang
Các đơn vị tài trợ website
Liên kết website
Có thời điểm số lượng bệnh nhân tăng khó kiểm soát, áp lực lên đội ngũ y bác sĩ bao nhiêu thì tài xế cũng áp lực bấy nhiêu. Nhanh chóng, thần tốc và đảm bảo an toàn là tiêu chí anh Bình đặt ra khi thực hiện công việc của mình.

Phải khoác lên mình bộ đồ bảo hộ nóng nực, thời gian đầu cảm thấy khó chịu, bức bí vô cùng, trời nắng thì nóng,

trời mưa thì ướt át, trên xe có máy lạnh nhưng không dám mở để đảm bảo an toàn

Gặp anh Phạm Hòa Bình (47 tuổi) - tài xế lái xe Phương Trang một ngày đầu tháng 10 tại Trạm y tế phường Tân Thới Nhất (quận 12) trong lúc anh chuẩn bị đi đón một số trường hợp F0 vào bệnh viện điều trị, anh cho biết đã bám trụ ở đây để phụ giúp các nhân viên y tế suốt hơn 2 tháng qua.

Từ Kiên Giang, khi nghe tin Sài Gòn dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc đi lại của nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn, được công ty gợi ý anh Bình đã xung phong cùng các đồng nghiệp thực hiện việc đưa đón F0 đi cách ly, điều trị. 

Anh cho biết thêm con trai anh cũng là sinh viên trường Y đang tình nguyện chống dịch tại tỉnh Trà Vinh.

Tình nguyện đăng ký tiếp sức cho các đồng nghiệp tại TP.HCM, lên đường ngay khi nhận được quyết định, anh Bình vẫn luôn bảo đảm việc đưa đón các F0 đi cách ly kịp thời và an toàn.

"Nhiều đêm, tôi và nhân viên y tế vô cùng vất vả mới tìm được đến nhà bệnh nhân trong các ngõ hẻm. Trong thời gian giãn cách, hầu hết các tuyến đường bị chặn, chúng tôi phải đi đường vòng, tìm mọi cách để đến được nhà họ. 

Nhiều khi đến nơi người dân không chịu đi cách ly phải thuyết phục, giải thích cho họ hiểu nên mất nhiều thời gian", anh Bình chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Kim Ngọc, Nhân viên y tế Phường Tân Thới Nhất là người đồng hành cùng anh Bình trên các chuyến xe chở f0

Theo anh Bình, đã nhiều năm trong nghề, chưa bao giờ anh và đồng nghiệp trải qua giai đoạn khó khăn, thử thách như những ngày qua. Thời gian đầu, chưa quen với công việc nên anh rất mệt mỏi, một ngày chỉ ngủ được vài tiếng, có khi phải truyền nước biển. Dần dà, sức khỏe ổn định hơn và thích nghi dần với công việc.

Thực hiện hàng trăm chuyến xe chở hơn 2.000 người đi cách ly, anh Bình nhiều khi rớt nước mắt vì thương người dân, thương những gì mà mảnh đất Sài Gòn đang phải gánh chịu. Những cụ già, bà bầu, em bé khăn gói trong đêm mưa đến điểm cách ly khiến anh chạnh lòng.

Liên tục nhận điện thoại yêu cầu đi "gom" F0 từ các tổ trong phường đưa tới điểm cách ly điều trị, có ngày cao điểm anh đưa đón cả trăm trường hợp. Trở về trung tâm y tế lúc 2-3h sáng khiến anh kiệt sức, nhưng sáng hôm sau vẫn dậy sớm tiếp tục công việc thường nhật.

"Thời điểm dịch bệnh căng thẳng, Công ty Phương Trang cắt cử hẳn cho chúng tôi một xe và tài xế, thật sự rất đáng quý. Thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, việc gọi xe để đưa đón bệnh nhân rất khó khăn, ai nấy đều nóng ruột. 

Anh Bình cùng nhân viên y tế bàn giao một f0 trên địa bàn quận 12

 

Từ khi có xe chủ động hơn, tài xế Bình không chỉ giúp chúng tôi đưa đón bệnh nhân mà còn làm luôn công việc như nhân viên y tế. Những sự tương trợ lẫn nhau trong thời điểm này rất đáng trân trọng" - ông Trương Minh Thống Nhất, trạm trưởng Trạm Y tế phường Tân Thới Nhất (Q.12), chia sẻ.

Không biết trước thời gian, bất cứ khi nào được điều động đưa bệnh nhân đến các khu cách ly là anh Bình và các nhân viên y tế phải tức tốc lên đường ngay. Ăn quá bữa hay mệt quá không ăn nổi là chuyện thường ngày.

Khép lại công việc lúc 22h30 đêm sau khi đưa đón hơn 30 bệnh nhân F0 đi cách ly, anh Bình quay sang nói với đồng nghiệp: "May quá, hôm nay được về sớm rồi, có thời gian gọi cho vợ được chút".

Về đến trạm y tế lúc nữa đêm anh Bình vẫn gọi điện thoại kể về ngày làm việc của mình để vợ an tâm

Anh mong cả nước sớm kiểm soát được dịch bệnh để những nhân viên y tế, những người đang phục vụ như anh sớm được đoàn tụ cùng gia đình.

 

Nguồn: TNO
Số lần đọc: 3259

Tin liên quan